Việt Nam Chi Nghệ

Curcuma alismatifolia-Nghệ lá từ cô

Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.

  • Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là nghệ đen). Có thân rễ có màu xanh đen đồng. Giữa gân lá có sọc đỏ. Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím. Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt.
  • Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan
  • Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc. Tại Ấn Độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột.
  • Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng Bình, được dùng để trị ho.
  • Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
  • Curcuma gracillima: nghệ mảnh
  • Curcuma harmandii
  • Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây
  • Curcuma leonidii: Mới được phát hiện tại ở vườn quốc gia Bù Gia Mập và mô tả 30/8/2013, tên khoa học của loài đặt theo tên của Leonid Vladimirovich Averyanov, một nhà khoa học người Nga đã có nhiều nghiên cứu về thực vật Việt Nam.[5][6][7][8]
  • Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng. Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt Nam có hai loài nghệ trồng khác nhau, thường gọi là nghệ nếp và nghệ tẻ. Tại Việt Nam có ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc nông...Loài nghệ nhà đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt tại các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ với món cơm cari. Tại Việt Nam, nghệ được sử dụng làm gia vị: kho cá với nghệ, xào bún với nghệ; làm thực phẩm: mứt gừng, mứt nghệ, làm chất màu và dùng như một chất làm thuốc: bôi nghệ lên những vết sẹo để giúp lên da non.
  • Curcuma parviflora
  • Curcuma petiolata hay C.cordata-nghệ sen
  • Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana có thân rễ rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol. Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh)
  • Curcuma roscoeana
  • Curcuma rubescens
  • Curcuma thorelii
  • Curcuma wenyujin
  • Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng
  • Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.

Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ.Theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ thì tại Việt Nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. Cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây Nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Nghệ http://botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Curcuma&l... http://mapress.com/phytotaxa/content/2013/f/p00126... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://vncreatures.net/event022.php http://www.catalogueoflife.org/annual-checklist/20... //dx.doi.org/10.11646%2Fphytotaxa.126.1.4 http://www.eol.org/pages/1122344 http://apps.kew.org/wcsp/namedetail.do?name_id=235... //www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:1179-315...